CẤU TẠO KHUÔN ÉP NHỰA

CẤU TẠO KHUÔN ÉP NHỰA

Khuôn ép nhựa là dụng cụ định hình, được dùng trong công nghệ sản xuất các sản phẩm nhựa bằng công nghệ ép phun. Nhu cầu về các sản phẩm khuôn ép nhựa đang ngày càng cao và trở nên cần thiết trong công nghiệp. Công ty Việt Chuẩn sẽ cùng bạn tìm hiểu kĩ hơn về cấu tạo khuôn ép nhựa như thế nào trong bài viết dưới đây.

Cấu tạo khuôn ép nhựa

Các sản phẩm nhựa khác nhau sẽ yêu cầu về cấu tạo khuôn ép nhựa khác nhau, về cơ bản có 2 phần chính, đó là:

  • Phần cố định (Khuôn cái): Là phần cố định của khuôn ép nhựa, được đứng yên trong toàn bộ chu trình ép phun, nó luôn luôn được gắn cố định vào thành của máy ép nhựa. Phần cố định được liên kết với hệ thống vòi phun nhựa của máy ép nhựa, ở đó nhựa nóng chảy được bơm vào lòng khuôn bằng cách sử dụng hệ thống kênh dẫn và vòi phun.
  • Phần di động (Khuôn đực): Là phần dịch chuyển được, khi ép sản phẩm khuôn sẽ đóng lại, sau đó tiến hành mở ra để đẩy sản phẩm ra ngoài. Phần di động cũng được gắn vào thành máy ép nhựa, sử dụng hệ thống lõi khuôn, hệ thống pin đẩy ở bên trong giúp dễ dàng thao tác đẩy sản phẩm ra ngoài.

Cấu tạo khuôn ép nhựa cơ bản.

Có rất nhiều loại khuôn ép nhựa với hình dạng, kích thước, thông số kỹ thuật khác nhau, nhưng cấu tạo khuôn ép nhựa về cơ bản đều bao gồm các thành phần sau:

  • Tấm kẹp trên: Giúp kẹp chặt tấm kẹp trên và tấm khuôn trên thành một khối.
  • Tấm khuôn trên: Là phần bao bên ngoài giúp tạo hình sản phẩm, quyết định chất lượng bề mặt sản phẩm và tính chính xác của khuôn.
  • Bộ định vị: Gồm bạc định vị và chốt định vị, có tác dụng giúp cho phần cố định và di động của khuôn được định vị ở vị trí thích hợp.
  • Tấm đỡ: Giúp mảnh ghép của khuôn được giữ ở vị trí cố định, không bị rơi ra ngoài.
  • Thanh kê: Đây là phần ngăn giữa tấm kẹp và tấm đỡ của khuôn ép nhựa, giúp giàn đẩy hoạt động dễ dàng, hiệu quả.
  • Tấm kẹp dưới: Có tác dụng kẹp giữ toàn bộ cụm khuôn dưới, giúp chúng liên kết với nhau tạo thành một khối, đồng thời giữ khối này vào bàn máy động trong quá trình ép nhựa.
  • Chốt đẩy: Khi khuôn mở, chốt đẩy sẽ thực hiện thao tác đẩy sản phẩm vừa ép được ra khỏi khuôn.
  • Tấm kẹp đẩy: Có vai trò giữ chốt đẩy, chốt hồi và chốt giật cuống ở vị trí cố định.
  • Tấm đẩy: Chặn các chốt lắp trên tấm kẹp đẩy giúp chúng không bị rơi ra trong khi tiến hành đẩy sản phẩm hoàn thiện ra khỏi máy ép nhựa.
  • Giàn đẩy: Tấm đẩy và tấm kẹp đẩy được liên kết với nhau tạo thành một khối gọi là giàn đẩy, nó nằm ở vị trí giữa tấm kẹp dưới và khuôn dưới.
  • Chốt hồi: Là bộ phận có tác dụng giúp giàn đẩy quay trở về khi khuôn đóng.
  • Trụ kê: Có vai trò dẫn hướng chuyển động và đỡ cho tấm đẩy, tránh cong vênh khi gặp áp lực đẩy cao và kéo dài tuổi thọ của khuôn.
  • Tấm khuôn dưới: là bộ phận có thể di chuyển, là đường bao giữ vai trò quyết định đặc điểm hình dạng bên trong sản phẩm. Chi tiết có hình dáng hoàn chỉnh nhờ sự kết hợp của khuôn dưới và khuôn trên.

Trong bài viết bên trên chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu một cách cụ thể những yếu tố cơ bản trong cấu tạo khuôn ép nhựa. Nếu bạn đang có nhu cầu trong việc tìm kiếm một công ty sản xuất, chế tạo khuôn ép nhựa chính xác, uy tín, chất lượng với giá thành cực kỳ ưu đãi, hãy liên hệ để Việt Chuẩn tư vấn chi tiết đến bạn.

Công ty CP Việt Chuẩn

Lô B2,3,1b Khu Công nghiệp Nam Thăng Long, Đường Tân Phong, Phường Thụy Phương, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: +84 96 491 6666

             +84 24 3783 2374

Email: [email protected]